Chăm sóc trẻ

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn uống gì và kiêng gì

Việc chăm sóc đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị tay chân miệng cho trẻ. Vậy trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì và cần làm gì để trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Bố mẹ có thể lưu ý những vấn đề mà BILEJE đã tổng hợp sau đây nhé!

 

1/ Trẻ bị Tay Chân Miệng kiêng gì?

Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm phổ biến do các loại virus khác nhau gây ra, thường gặp nhiều nhất là ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Dấu hiệu bị tay chân miệng là các cơn sốt nhẹ, đau họng, nổi ban có bọng nước và xuất hiện những vết loét ở bàn tay, bàn chân, bên trong khoang miệng, mông, bộ phận sinh dục… 

Bệnh tay chân miệng thường có thể hồi phục sau 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, một vài trường hợp bệnh trở nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ kéo theo hàng loạt biến chứng như viêm màng não hoặc tê liệt não dẫn đến tử vong. 

Có thể nói những phương pháp điều trị hiện tại chủ yếu giảm bớt các triệu chứng do bệnh gây ra. Vì vậy, bố mẹ cần hiểu rõ bệnh tay chân miệng kiêng gì để chăm sóc tốt cho bé.

 

 

 

2/ Trẻ bị Tay Chân Miệng kiêng Ăn và Uống gì?

Khi trẻ bị tay chân miệng, vấn đề kiêng khem trong ăn uống cũng rất quan trọng để giúp bé nhanh khỏi. Do đó, cha mẹ cần lưu ý:

  • Không cho trẻ ăn những thức ăn cứng, nóng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các vết loét, khiến trẻ đau đớn, khó ăn và khó nhai nuốt.
  • Không cho trẻ ăn những đồ ăn vặt mặn, cay, đồ nhiều dầu mỡ dù đó là món yêu thích của trẻ.
  • Đồng thời, tránh chọn những loại muỗng, thìa có cạnh sắc để đút cho trẻ; không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm trẻ đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.

 

 

 

 

3/ Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Bên cạnh việc thực hiện những biện pháp trên, thì ba mẹ hãy lưu ý thêm những vấn đề sau để giúp cho trẻ phục hồi tốt hơn, tránh việc lây nhiễm cho những trẻ khác.

 

 

Thực tế cho thấy, bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất cao. Dù đã thực hiện đầy đủ các cách để hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm, nhưng phụ huynh cũng phải thường xuyên quan sát, theo dõi những trẻ chưa bị bệnh mỗi ngày. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện như sốt, đau miệng, bỏ ăn, nổi ban tay chân thì phải đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám ngay nhé!

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *